Kinh nghiệm lướt sóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Đào Tạo Kế Toán

Kinh nghiệm lướt sóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Đào Tạo Kế Toán
Slider 1
Slider 2
Slider 3
Kinh nghiệm lướt sóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm lướt sóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam của một nhà đầu tư rất có kinh nghiệm. 

 Chương I

1.Chỉ mua cổ phiếu có trend (Uptrend)
2.Thà đu trần chứ không múc sàn
3.Đầu cơ giá lên, không đầu cơ giá xuống
4.Người thầy trung thành là cái Chart & Bảng điện
5.Không đầu hàng, không từ bỏ, thua keo này bày keo khác
6.Cần có danh mục rút gọn
7.Khi cần tham phải tham
8.Vào sòng không được nghĩ đến tiền
9.Không đoán đáy, đoán đỉnh
10.Không dùng ý chí chủ quan áp đặt cho cái khách quan
11.Mua cổ phiếu dẫn dắt
12.Bỏ nhịp, giữ độ cao, mua xanh (thỏa mãn mới mua)
13.Không mua tận gốc
14.Không vào cổ phiếu khi đã tăng quá 3 nhịp (nhịp của nước rút)
15.Chỉ có cửa lên mới có ăn
16.Theo bò, không theo gấu
17.Theo cổ phiếu mạnh, không theo cổ phiếu yếu
18.Yêu tiền, không yêu cổ
19.Không yêu, không chung thủy với dòng nào, cổ nào
20.Không tin ai, không chơi theo game, không chơi theo tin đồn (nếu không muốn Như Lời Đồn)
21.Không mua cổ phiếu đầu tư trung - dài hạn
22.Chơi hàng có lái, không chơi hàng không lái
23.Không chơi hàng dưới mệnh
24.Không bỏ trứng vào một giỏ
25.Một ngày giao dịch là rất dài
26.Phải ưu tiên giữ được cái mạng (để còn tiếp tục bỉ vỏ)
27.Ăn ốc rồi thì phải biết cho thằng khác đổ vỏ.
 
Chương II
 
28.Thị trường trung tính, tất tay cho cái “lò xo nén”.
29.Khoảng 95% cổ phiếu trước khi tăng/giảm giá đều phát tín hiệu trước (trừ trường hợp có sự kiện bất ngờ làm thay đổi hướng đi).
30.Thuật “Bán thấp hơn chứ không bán cao hơn” - “mua cao hơn chứ không mua thấp hơn” (xem trường hợp của VIC).
31.Không mua mới trong thị trường cực đoan.
32.Bài của ta chơi, không chơi bài của người khác.
33.Trong một thị trường yếu sideway, đua lệnh phiên xanh mạnh, T3 sẽ lỗ.
34.Sai lầm thì uptrend sẽ sửa lại cho mình.
35.Cổ phiếu tăng trần (CE)/giảm sàn (FL) liên tục là cổ phiếu bị bệnh.
36.Cổ phiếu tăng/giảm lành mạnh uptrend mới đáng để nắm giữ.
37.Thế “dấu ngã rồng bay phượng múa” hay “vuốt cần câu, gia tốc tiến lên phía trước”.
38.Lúc nào phải sợ thì sợ, lúc nào không đáng sợ thì phải xông lên cướp phá.
39.Trong thị trường giá xuống, lái sợ nhất mình bán cổ phiếu, ngược lại trong thị trường giá lên, lái sợ nhất mình nắm giữ cổ phiếu.
40.Mua cổ phiếu, cái đầu tiên phải nghĩ là sự an toàn của tiền. Khi tiền an toàn, tự khắc nó sẽ có lãi.
41.Các đường kỹ thuật vẽ sau giao dịch.
42.Chứng khoán là trò chơi có tổng bằng 0. Khi tổng bằng 0, ta full cổ. Bên kia cái dốc, ta full tiền.
43.Full margin ở đáy, không full margin khi vào thân cá để đạt đỉnh (chiêu thức “Mượn đầu heo nấu cháo”).
44.Cổ phiếu càng lên cao càng phải nhả dần, nhả xong phải biết giữ tiền.
45.Khi cổ phiếu tiến gần về đỉnh cũ phải dừng mua, chờ động thái (vì nếu không lên tiếp nó sẽ về mo lại).
46.Uptrend mới là bạn.
47.Trong các mô thức giá cổ phiếu, trend là đáng tin cậy nhất, các mô hình có độ tin cậy kém hơn.
48.Cần loại bỏ suy nghĩ nhân tài khoản mới có thể tồn tại trên TTCK.
49.Cái sai là mua càng nhiều cổ phiếu với một số tiền không nhiều.
50.Trend có hai mô hình chính: Nhịp và đường thẳng.
51.Cổ phiếu trước đây trồng cây thông thì không nên chơi (dù chart đang đẹp).
52.Mua hay bán cổ phiếu là đo lường cơ hội và rủi ro để đặt cửa.
53.Mỗi một biến cố làm cho kẻ thông minh hơn kiếm được nhiều tiền hơn.
54.Thị trường xấu là cách quan sát cổ phiếu tốt nhất.
55.Phát hiện cái đại thế đã mất, phải thoát ngay.
 
Chương III
 
56.Bốn điểm mua cổ phiếu:
A. Mua ở đáy đã hình thành và chờ
B. Cổ phiếu uptrend, mua ở đáy của nhịp chỉnh
C. Mua ngay điểm nổ của cổ phiếu, có thể đuổi một đoạn (Break sau nhịp tích lũy giữ độ cao)
D. Mua khi cổ phiếu vượt đỉnh chắc chắn.
57.Không sợ cũng không tham, ăn được là ăn.
58.Mạnh vào yếu ra.
59.Chứng khoán là ngôi trường lâu tốt nghiệp nhất.
60.Thị trường giá lên luôn tạo thế dọn đường.
61.Chơi cổ phiếu muốn lời nhanh, nhiều phải vào điểm nổ giá.
62.GAP không nhất thiết phải lấp
63.Thị trường và cổ phiếu là có quy luật, phải tìm ra quy luật đó.
64.80% cổ phiếu đang tích lũy uptrend sẽ đánh beartrap trước khi nổ vào thân cá.
65.Khi mua, không cần mua tại đáy beartrap để tránh rủi ro.
66.Một cổ phiếu nếu không có đoạn chạy nước rút đạt đỉnh thì không bao giờ xuống một cách vô cớ, trừ khi beartrap hay thông tin doanh nghiệp xấu làm thay đổi xu hướng.
67.Chiều dài thân cá tùy thuộc vào chiều dài nền tích lũy, nền càng dài thân cá càng thơm.
68.Nền giá là một chiếc hộp dao động lên xuống hẹp hình SIN, thời gian tính bằng tháng, năm.
69.Đa phần cổ phiếu muốn lên phải wash để loại dân chơi kỹ thuật bán ra.
70.Chơi cổ phiếu phải quan sát lệnh, độ rộng… để hiểu tính tình đội lái.
 
Chương IV
 
71.Vào thân cá, khi cần đua lệnh phải đua (vì không đua sẽ không có hàng).
72.Phải mua, đua cũng đua - phải bán, sàn vẫn nện (tùy tình hình mà xử lý).
73.Tuyệt đối tránh xa loại cổ phiếu trong quá khứ chỉ trần rồi sàn liên tục.
74.Rơi liên tục nhưng thanh khoản không lớn, đi ngang liên tục nhưng thanh khoản không giảm. Đây là đạp xuống để tìm cầu phân phối tiếp.
75.Đa phần mọi người nhìn từ đỉnh giá giảm bao nhiêu mà không nhìn từ đáy nó đã tăng bao nhiêu.
76.Có đam mê sẽ thành công.
77.Chiến thắng không dành cho số đông.
78.Cổ phiếu đạt đỉnh rơi mới đáng sợ, cổ phiếu nằm đáy dao động vài % không đáng sợ.
79.Giữ độ cao, vọt là vào.
80.Cái xứ nào thì cũng cùng một công thức: Tạo khủng hoảng, đạp ăn hàng, phun tin rồi upbo
81.Cái ngon không đến mình trước.
82.Mua cổ phiếu là mua cho ba ngày sau, không phải cho ngày hiện tại.
83.Cổ phiếu đi ngang trước khi nổ đi tiếp, bao giờ vol cũng phải cạn so với trung bình.
84.Cắt ngay đáy - chết ngay tại cửa thiên đường.
85.Mua cổ phiếu đáy là phải biết chờ, không chờ được thì không nên mua cổ phiếu đáy.
86.Chơi cổ phiếu phải linh động, dựa theo diễn biến thị trường mà làm sao có lợi nhất.
87.Cổ phiếu hết nhịp tăng, phải kiên nhẫn chờ nó tích lũy để lên tiếp.
88.Sóng xuống: tích lũy cạn là đạp xuống tìm cầu (vì hết sức mua); Sóng lên: tích lũy cạn là thay máu cổ đông (vì hết lực bán (ngắn hạn)).
 
Chương V
 
89.Cổ phiếu lên cao mà vol giảm là cái căn bản nhất cần đề phòng (vì sức mua không còn).
90.Vol kịch kim nhưng giá không đi được bao xa là dấu hiệu lái đang ra hàng.
91.Muốn nhanh là phải từ từ.
92.Chìa khóa cho mọi thứ là luôn đặt ra câu hỏi trong đầu và đi tìm câu trả lời.
93.Mọi thứ nhân gian nằm trên cái chart, đường giá và vol.
94.Đừng tốn quá nhiều tiền mua sách vì cái tinh túy nhất không bao giờ được viết ra.
95.Chứng khoán không đơn giản là có tiền mua rồi ngồi chờ nó lên có lời.
96.Mỗi cổ phiếu có một lớp người chơi nhất định hình thành nên quy luật lên xuống của cổ phiếu đó.
97.Để cổ phiếu lên cao hơn buộc phải có người chơi mới và tiền mới. Thị trường sideway là thị trường không có người chơi mới.
98.Khi bên mua đã mua hết tiền, thị trường sẽ đạt đỉnh. Khi bên bán đã bán hết cho bên mua, thị trường sẽ chạm đáy.
99.Cổ phiếu vượt đỉnh, giữ được độ cao trong thị trường xấu là cái thứ tất tay.
100.Cổ phiếu giữ độ cao, nến ngắn lại và vol cạn dần cần phải đưa vào danh sách quan sát ngay.
101.Penny ào ạt tăng là đoạn thị trường đạt đỉnh.
102.Penny ngồi đỉnh, chờ cóc mọc râu.
103.Thị trường lên đỉnh là lúc đông vui nhất, cá trong lưới nhiều nhất, dòng tiền vào nhiều nhất và cũng là lúc tiền vào penny tốt nhất.
104.Chứng khoán không được đặt target. Còn tăng, còn sức là còn nắm giữ. Sau một bước sóng dài, hết lực thì ra.
105.Cổ phiếu mạnh và tích lũy đẹp nhất là cổ phiếu tích lũy hướng lên nhẹ, không phải đi ngang hay giảm.
106.Chứng khoán mà am hiểu và tâm lý không bị xáo trộn, làm giàu từ chứng khoán là dễ hơn bất kỳ làm ngành nào khác.
107.Trend, trend và trend.
108.Không mua một cách vô cớ (không biết vì sao mình mua), không nằm trong bốn điểm mua thì không mua.
109.Chứng khoán là không cố chấp.
110.Một ngày nào đó, ông sẽ yêu mọi màu sắc.
 
Chương VI
 
111.Trong một uptrend, vol bó lại là cạn cung (lực bán ngắn hạn đã hết), là điều kiện để cổ phiếu bật tăng.
112.Đặc trưng của một uptrend là nhịp tích lũy cạn và bó lại trước khi lên.
113.95% vol ở đỉnh không thấp, vol cao nhưng cổ phiếu không lên được.
114.Không biết lúc nào phải úp bô, lúc nào phải nắm giữ tiền mặt thì chơi một đời, tài khoản vẫn không lớn được.
115.Phải biết lúc nào hold cổ, lúc nào full cổ, lúc nào full margin, lúc nào full cash.
116.Phiên dừng vol phải nhỏ, vol càng nhỏ phiên sau lên càng mạnh (lưu ý PHIÊN DỪNG).
117.Ngu nhất là bán tại phiên dừng mà vol cạn.
118.Sức mạnh của cổ phiếu là giữ được độ cao chứ không phải xanh xanh, đỏ đỏ trong một phiên.
119.Khi vào vùng bán, bán là không mua lại.
120.Chứng khoán không nói trước, còn lên được thì cho nó lên, không lên được nữa thì bán.
121.Cục diện luôn nằm ở phiên chiều.
122.Sau khi bán mà phát hiện mình sai thì phải sửa sai ngay bằng cách mua lại (dù giá cao hơn một chút và mất chút thuế phí).
123.Mua cổ phiếu là vì nó lên mà nó không chịu giảm.
124.Cần bỏ khái niệm giá trong đầu.
125.Mua cổ phiếu là để có lời, giá không quan trọng, quan trọng là vận động của giá.
126.Cổ phiếu tăng phải giữ được giá, tăng bao nhiêu trả bấy nhiêu là cổ phiếu không đáng để mua.
127.Uptrend, mọi đỉnh sẽ bị phá. Downtrend, mọi hỗ trợ sẽ bị phá.
128.Cổ phiếu uptrend, đừng quan tâm đến đỉnh cũ.
129.Cách một cổ phiếu tiến về đỉnh cũ sẽ quyết định nó phá đỉnh lên tiếp hay không.
130.Giá cứ dừng hoặc giảm là vol thấp xuống, đây là cái cần nắm giữ nếu còn chuyện này.
131.Nhìn đường giá là phải cảm nhận được cái thế của nó.
 
Chương VII
 
132.Khi bão càn quét thì không gì trụ lại được.
133.Trong downtrend, nguyên tắc là không được giữ cổ phiếu, không được chơi.
134.Mô hình “Nấm mồ” là đáng sợ nhất trong chứng khoán.
135.Khi nhìn thấy mô hình “Nấm mồ” hay mô hình “Núi lở”, phải thoát ngay lập tức.
136.Đỉnh cú hồi bao giờ cũng thấp hơn đỉnh trước, tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước để hình thành một downtrend dài hạn.
137.Không bao giờ được đụng đến cổ phiếu trong downtrend dài hạn. Việc cần làm là giữ tiền mặt, không xem bảng điện nhiều, chuyển tiền khỏi tài khoản chứng khoán.
138.Cổ phiếu tăng bao nhiêu, nó sẽ trả lại hết không còn thứ gì. Đó là quy luật. Tuy nhiên, cổ phiếu mạnh, tốt thì tạo đáy cao hơn một chút so với bình thường.
139.Chứng khoán không phải lúc nào cũng chơi được. Có khi cả năm không mua được cổ phiếu, thậm chí mấy năm không chơi được.
140.Đặc trưng không thể nhầm lẫn khi một cổ phiếu hay thị trường đạt đỉnh là vol kịch kim, giá không thể lên nữa và vol giảm dần lại.
141.Đáy đi lên là đuôi cá, chạy nước rút là thân cá (chỉ cần nhấn enter là có lãi), đạt đỉnh là đầu cá.
142.Chơi như nghiện thì thắng bao nhiêu sẽ trả lại tất tần tật và cả tiền vốn.
143.Downtrend trong chứng khoán rất tàn bạo, nó quét sạch thành quả, quét luôn vốn, thời gian, tâm trạng, cơ hội bên ngoài…
144.Trong một thị trường giá lên, không bao giờ có chuyện ba tháng mà thị trường không lên tiếp. Không lên tiếp nghĩa là giảm lại.
145.Trong chứng khoán, để có lãi thật ra đơn giản, đó là bạn phải dừng lại và rút khỏi thị trường khi biết nó đã tạo đỉnh dài hạn.
146.Trong thị trường giá lên, cột vol phiên xanh phải luôn cao hơn hoặc tương đương phiên giảm (trừ khi phiên giảm quá mạnh).
147.Thị trường lên là vol xanh tuột xuống, phiên giảm thì vol cao. Đây là tình trạng Chuyển trạng thái từ thị trường giá lên sang thị trường giá xuống.
148.Trong thị trường giá lên, anh phải lấy lại ngay ít nhất là 50% mức vừa giảm.
149.Lạm phát luôn là ác mộng của chứng khoán.
150.Lướt sóng là theo mỗi con sóng, nó có thể 1 tháng, 2 tháng, 6 tháng, 1 năm… Còn T+ là dân Trading.
151.Mọi cái còn phụ thuộc vào thị trường chung, bên trong, bên ngoài.
152.Trên các thị trường đầu tư, kiếm tiền là có mùa vụ.
153.Thực chiến là cực kỳ quan trọng, nếu không nó chỉ là một mớ lý thuyết để chém gió lúc bia, cà phê chứ không kiếm được tiền.
154.Phần lớn sai lầm trong chứng khoán là thời gian hay nói cách khác, kẻ thù của nhà đầu tư là thời gian (vì không thể chờ đợi).
155.Trong thị trường, người cầm cổ phiếu luôn yếu thế hơn người tầm tiền (tâm lý cũng yếu hơn) nên mới sinh ra cảnh tăng thì ít mà giảm thì nhanh.
 
Chương VIII
 
156.Cổ phiếu giữ độ cao là nó tích lũy ở độ cao đó.
157.Một con sóng xuống (downtrend), nếu vẽ thì sóng ngược về tay trái (…I\…I\…) . Một con sóng lên (uptrend), nếu vẽ thì sóng ngược về tay phải (…/I…/I…).
158.Sở dĩ phải bỏ một nhịp là nhằm tránh bulltrap và xem nó có tạo sóng lên từ đáy hay không. Nếu còn giảm, nó sẽ nảy lên một nhịp, sau đó lịm dần, lịm dần.
159.Vừa tiếp cận đỉnh cũ là lùi lại, rồi lại nhồi lên, dập dình, tranh chấp tạo nến con quay, phọt là múc.
160.Thị trường sideway, chọn cổ phiếu nguội có đường đi riêng mới có khả năng giành phần thắng.
161.Hiểu cổ phiếu là rất quan trọng. Hiểu một cổ phiếu giao dịch như thế nào, từng lệnh nó đi làm sao… sẽ hiểu đường đi sắp tới của nó. Nó giúp mình mua đúng chỗ, bán đúng chỗ, lúc nào cần gồng lỗ, lúc nào cần dừng mua.
162.Trong giao dịch, cần hiểu được tính cách của cổ phiếu (giao dịch là do con người làm ra, mà con người thì có tính cách, thói quen… khác nhau, những điều này phản ánh vào cách giao dịch một cổ phiếu).
163.Cái khó trong chứng khoán là sự biến thiên. Do đó, mọi thứ là tương đối.
164.Thị trường sideway vẫn lướt được. Chọn cổ phiếu nguội, giá tầm trung, thanh khoản vài trăm nghìn cổ phiếu một phiên.
165.Khi chơi một cổ phiếu, lưu ý quá khứ nhịp tăng của nó. Nó phải có một quá khứ tăng bốc (đương nhiên an toàn phải được ưu tiên).
166.Cái ta sợ nhất là mua cổ phiếu ngay đỉnh và nắm giữ nó, còn lại không có gì đáng sợ.
167.Cổ phiếu tăng không bao giờ chỉ một nhịp và sức mạnh của một cổ phiếu không bao giờ đột ngột mất đi.
168.Đừng quan tâm giá. Cổ phiếu tích lũy tại đỉnh càng hay. Vấn đề là theo nguyên tắc, nó phải cho điểm mua. Tích lũy ở đâu không quan trọng.
169.Trước khi vào đường đua, cổ phiếu có khuynh hướng lùi, một phần là để rũ bỏ ngắn hạn.
170.Cổ phiếu không tồn tại riêng lẻ mà trong thị trường, vì vậy phải xét yếu tố bên ngoài, bên trong.
171.Bản thân cổ phiếu là quan trọng nhưng thị trường chung, tâm lý, dòng tiền, vĩ mô, vi mô, trong, ngoài… cũng không kém phần quan trọng.
172.Rủi ro lớn nhất là thị trường không lên được nữa.
173.Mua cổ phiếu không phải tăng giảm một phiên mà có ăn. Nó phải có cái trend của nó, nhiều phiên góp nhặt lại mới có tiền.
174.Chứng khoán không hề sờ mu rùa, nhưng chính việc ta muốn kiếm tiền nó làm mờ đi những thứ khác.
175.Cổ phiếu muốn tăng lớn, nó phải được tích lũy dài hạn.
176.Phải biết nghỉ ngơi, phải biết rút sau khi cho thằng khác đổ vỏ (có thể là 6 tháng, 1 năm, 2 năm… nhưng thường không quá 1 năm), sau đó thị trường vỡ vụn thì vào lại.
177.Khi nào thấy mình còn nghiện, khi đó ông còn lỗ.
178.Kiếm tiền từ chứng khoán có thể kiếm cả đời, miễn là đầu óc còn tỉnh táo, mắt còn thấy, tay còn nhấn được enter. Vì vậy đừng quá nôn nóng.
179.Khi thị trường vỡ vụn, phải huy động mọi nguồn lực, dồn vào chứng khoán.
180.Không có gì kiếm tiền nhanh cũng như mất tiền nhanh như chứng khoán.
181.Chứng khoán mà mất cái đại thế, mất thời, càng chơi càng lỗ.
182.Chơi mấy cổ phiếu thanh khoản thấp, nhất định phải đặt giá sâu, hôm nay không khớp thì ngày mai.
 
Chương IX
 
183.Học chiêu thức, thực nghiệm, thực chiến, rút ra bài học, quan sát và quan sát ( Điều này phải nằm lòng, ban đầu thuộc, rồi thẩm thấu dần).
184.Chơi cổ phiếu có hai cách: đánh ngược và đánh xuôi. Dù đánh ngược hay đánh xuôi thì chart cũng không rời mắt.
185.Chứng khoán thì thằng bình tĩnh lấy tiền của thằng mất bình tĩnh. Kẻ bình tĩnh lấy tiền của người sợ hãi.
186.Càng lên cao càng có nhiều người bán là bình thường. Càng lên cao càng ít người bán mới là bất thường.
187.Phân phối có hai cách: Phân phối tại vùng đỉnh và Phân phối chiều lên và chiều xuống.
188.Mỗi cổ phiếu đồng dạng có một thời kỳ tăng trưởng khác nhau, chỉ là trước và sau. Hiểu được cái này, ta ăn thằng đi trước, sau đó vào thằng đi sau.
189.Tích lũy độ cao, nghiêng nhẹ xuống, vol thấp, dao động hẹp, nhú là múc.
190.Càng lên cao, mức mua càng ít lại thì NAV mới lời và phải biết khi nào dừng mua, được bao nhiêu thì được. (Điều này ngược lại với mua trung bình giá xuống).
191.Đừng tự hào là không dùng Margin. Người ta cho mình công cụ kiếm tiền, mình không biết dùng là do mình.
192.Danh mục có con chạy trước, có con chạy sau. Con chạy trước bán, con chưa lên mà thấy ngon thì mua thêm để đến lượt nó.
193.“Đuôi nòng nọc” liên tục là lái đỡ giá (nhất là ATC), còn đuôi trên liên tục là bị nén. Còn lại thì xem phân bổ nến đó bên cạnh nến khác và trên toàn bộ đường giá.
194.Mỗi giai đoạn thị trường có một kiểu mua cổ phiếu khác nhau.
195.Lúc cần lỳ phải lỳ, lỳ để ăn thì lỳ. Lúc cần chạy phải chạy nhanh hơn thằng khác.
196.Cổ phiếu mang tính đầu cơ cao, bao giờ nó cũng thọc sâu hơn mức hỗ trợ để “Wash” rồi mới kéo lên, làm cho người chơi kỹ thuật nghĩ nó thủng mà bán ra, bán xong nó lên ngược hỗ trợ trở lại.
197.Trong một đàn cá, phải biết bắt con nào. Một đàn nai nhưng sư tử chỉ bắt một con.
198.Khi biết cổ phiếu đang lên, mua giá càng thấp càng tốt, mua giá đỏ bao giờ cũng có lợi hơn giá xanh.
199.Trong một thị trường uptrend, sáng chỉnh chiều tăng và chốt ngày ở mức cao hơn sáng, đó là thông báo cho một thị trường giá lên. Điều ngược lại trong một thị trường downtrend.
200.Tạo lập sẽ tạo thói quen cho thị trường tại một giai đoạn nhất định (uptrend hoặc downtrend).
( Theo UpboF247)
 

Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nha !

 

 Kế toán VAFT chúc các bạn có cuộc sống hạnh phúc nha !

Bạn muốn học làm kế toán tổng hợp - Thuế thực tế (Lập Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế) có thể tham gia: Lớp  học thực hành kế toán thực tế.